MENU
Trang chủ Tin tức Tin tức Tin trong nước Asen là gì và vấn đề khử độc Asen trong nước

Asen là gì và vấn đề khử độc Asen trong nước

Gần đây, trên các phương tiện truyền thông thường đưa tin về chất Asen và tác dụng độc hại của nó, để hiểu rõ hơn về Asen, sau đây Máy Lọc Nước Ecoro sẽ cung cấp cho bạn các thông tin đầy đủ về Asen để trả lời câu hỏi Asen là gì và cách khử độc Asen trong nước.
ASEN LÀ GÌ?
Asen là một chất rất độc hại tồn tại nhiều nơi tại Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam và Chile. Thạch tín (asen) là mối đe dọa lớn đối với môi trường và cơ thể con người, người bình thường có thể chết ngay nếu uống một lượng bằng hạt gạo.
asen la gi
ASEN CÓ Ở ĐÂU?
Asen là một nguyên tố không chỉ có trong nước mà còn có trong không khí, đất, thực phẩm và có thể xâm nhập vào cơ thể con người. Điều tra sơ bộ đã có thể khẳng định nguyên nhân chủ yếu khiến nước ngầm ở nhiều vùng thuộc nước ta nhiễm asen là do cấu tạo địa chất.
Tuy nhiên, cũng không loại trừ ô nhiễm là do tác động của con người như gần các nhà máy hoá chất, những khu vực dân tự động đào và lấp giếng không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật khiến chất bẩn, độc hại bị thẩm thấu xuống mạch nước.
HIỂM HỌA BỆNH TẬT TỪ ASEN
Như đã nói Asen rất độc, chỉ cần 1 lượng nhỏ vào cơ thể con người sẽ dẫn đến từ vong nhanh chóng.
Biểu hiện của ngộ độc cấp tính Asen đó là : khát nước dữ dội, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và tử vong nhanh.
Nếu chỉ bị nhiễm Asen ở mức độ thấp, mỗi ngày một ít với liều lượng dù nhỏ nhưng trong thời gian dài sẽ gây: mệt mỏi, buồn nôn và nôn, hồng cầu và bạch cầu giảm, da sạm, rụng tóc, sút cân, giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, rối loạn nhịp tim, đau mắt, đau tai, viêm dạ dày và ruột, làm kiệt sức, ung thư…
Người uống nước ô nhiễm asen lâu ngày sẽ có các đốm sẫm màu trên thân thể hay đầu các chi, niêm mạc lưỡi hoặc sừng hoá da, gây sạm và mất sắc tố, bệnh Bowen (biểu hiện đầu tiên là một phần cơ thể đỏ ửng, sau đó bị chảy nước và lở loét).
Bệnh sừng hoá da thường xuất hiện ở tay, chân, lòng bàn tay, gan bàn chân – phần cơ thể cọ xát nhiều hoặc tiếp xúc ánh sáng nhiều lâu ngày sẽ tạo thành các đinh cứng màu trắng gây đau đớn. Bệnh đen và rụng móng chân có thể dẫn đến hoại tử, rụng dần từng đốt ngón chân.
Tình trạng nhiễm độc asen lâu ngày còn có thể gây ung thư (gan, phổi, bàng quang và thận) hoặc viêm răng, khớp, gây bệnh tim mạch, cao huyết áp.
Hàm lượng asen trong nước sinh hoạt phải < 0,01 mg/l mới là đạt yêu cầu. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO cứ 10.000 người thì có 6 người bị ung thư do sử dụng nước ăn có nồng độ asen > 0,01 mg/l nước.
Ảnh hưởng độc hại đáng lo ngại nhất của asen tới sức khoẻ là khả năng gây đột biến gen, ung thư, thiếu máu, các bệnh tim mạch (cao huyết áp, rối loạn tuần hoàn máu, viêm tắc mạch ngoại vi, bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ cơ tim và não), các loại bệnh ngoài da (biến đổi sắc tố, sạm da, sừng hoá, ung thư da…), tiểu đường, bệnh gan và các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hoá, các rối loạn ở hệ thần kinh – ngứa hoặc mất cảm giác ở chi và khó nghe. Sau 15 – 20 năm kể từ khi phát hiện, người nhiễm độc thạch tín sẽ chuyển sang ung thư và chết.
NGUY CƠ NHIỄM ĐỘC TỪ ASEN TẠI VIỆT NAM
Asen được sử dụng nhiều trong công nghiệp và được sử dụng hạn chế trong thuốc trừ sâu, chất phụ gia trong thức ăn gia súc và trong các dược phẩm.
Ở Việt Nam, do cấu tạo địa chất, nhiều vùng ở nước ta nước ngầm bị nhiễm asen. Khoảng 13,5% dân số Việt Nam (10-15 triệu người) đang sử dụng nước ăn từ nước giếng khoan, rất dễ bị nhiễm asen.
Theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước hiện có khoảng hơn 1 triệu giếng khoan, trong đó nhiều giếng có nồng độ asen cao hơn từ 20-50 lần nồng độ cho phép (0.01mg/l), ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tính mạng của cộng đồng.
Tại châu thổ sông Hồng, những vùng bị nhiễm nghiêm trọng nhất là phía Nam Hà Nội, Hà Nam, Hà Tây, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Hải Dương. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, cũng phát hiện nhiều giếng khoan có nồng độ asen cao nằm ở Đồng Tháp và An Giang.
Sự ô nhiễm asen ở miền Bắc phổ biến hơn và cao hơn miền Nam. 1/4 số hộ gia đình sử dụng trực tiếp nước ngầm không xử lý ở ngoại thành Hà Nội đã bị ô nhiễm asen, tập trung nhiều ở phía Nam thành phố, Thanh Trì và Gia Lâm (18,5%).
Điều nguy hiểm là Asen không gây mùi khó chịu khi có mặt trong nước, cả khi ở hàm lượng có thể gây chết người, nên không thể phát hiện. Vì vậy, các nhà khoa học còn gọi asen là “sát thủ vô hình”.
Theo kết quả điều tra mới đây, thuỷ ngân và asen có trong nhiều vị thuốc đang lưu hành với hàm lượng cao gấp 300 – 500 lần tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế.
Theo điều tra của UNICEF, asen có trong tất cả đất, đá, các trầm tích được hình thành từ nghìn năm trước tại Việt Nam, với nồng độ khác nhau. Thạch tín từ đá tan vào các mạch nước ngầm. Vì vậy, mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam đều có nguy cơ nhiễm asen.
KHỬ ĐỘC ASEN TRONG NƯỚC
Loại bỏ asen khỏi nước
Theo Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, dùng phương pháp ôxy hóa thông thường và ánh sáng mặt trời có thể loại trừ được các tạp chất, đặc biệt là asen ra khỏi nước ngầm.
– Các gia đình sử dụng nước giếng khoan nên xử lý bằng phương pháp sục khí, giàn mưa, bồn lắng, lọc…, vừa để khử sắt, vừa loại bỏ được asen trong nước.
– Các gia đình dùng bơm điện: Làm giàn mưa bằng ống nhựa, khoan 150-200 lỗ có đường kính từ 1,5 đến 2 mm, tùy theo công suất máy bơm đang sử dụng. Dưới cùng bể lọc là lớp sỏi đỡ dày khoảng 1 gang, trên lớp sỏi đỡ là lớp cát dày khoảng 2,5-3 gang.
– Các gia đình dùng bơm tay: Cho nước từ vòi bơm rót vào máng mưa có nhiều lỗ nhỏ để không khí dễ tan vào nước, phát huy hiệu quả ôxy hóa của không khí.
Bằng những biện pháp đơn giản, ít tốn kém và rất hiệu quả trên, asen sẽ không còn là “sát thủ vô hình” nữa.
Giải độc thạch tín
Đại học Kalyani, Ấn Độ, đã tìm ra một phương pháp hiệu quả và rẻ tiền giải độc asen trong cơ thể của những người sử dụng nước ngầm ô nhiễm bằng thuốc giải độc có tên arsenicum album. Tuy nhiên, loại thuốc này vẫn đang trong thời gian thử nghiệm.
Trong trường hợp đã bị nhiễm độc asen, muốn giảm bớt các triệu chứng của bệnh do asen, người bệnh cần được đảm bảo chế độ ăn uống thật tốt, giảm protein, bổ sung các vitamin để giúp cơ thể thải loại asen nhanh hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể dùng thuốc giúp gan thải asen ra khỏi cơ thể như thuốc DMPS và DMSA. Tuy nhiên phải có sự hướng dẫn của bác sĩ vì đây là những loại thuốc có thể gây ra nhiều phản ứng phụ.
Dò nước ô nhiễm asen bằng vi khuẩn phát sáng
Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học và Công nghệ môi trường Thụy Sĩ đã lợi dụng khả năng nhạy cảm với asen của vi khuẩn Escherichia coli để biến đổi gen sao cho chúng phát sáng khi dò thấy asen trong nước.
Thành công trên có thể cứu sống nhiều người đang sử dụng nước ngầm bị ô nhiễm loại chất độc tự nhiên này. E.coli hiện cũng đang được thử nghiệm tại Việt Nam, chi phí thấp mà không bị giải phóng các hoá chất độc hại vào môi trường.
Bài viết khác
Chat Zalo